Viêm xương khớp là gì?

Viêm xương khớp là dạng viêm khớp thường gặp nhất.

Vậy viêm xương khớp là gì?

viem-xuong-khop

 

Viêm xương khớp (OA) là dạng viêm khớp gây ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới và là dạng viêm khớp phổ biến nhất. Viêm xương khớp chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ (ví dụ như đau và căng cứng), xuất hiện và biến mất sau đó – nhưng đối với một số người khác, viêm xương khớp có thể gây ra các vấn đề trầm trọng và kéo dài. Viêm xương khớp thường xuất hiện nhiều nhất ở khớp đầu gối và ngón tay tuy nhiên bất cứ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây ra viêm xương khớp là gì?

Ở khớp khỏe mạnh, sụn là chất liệu dẻo bao phủ phần cuối của mỗi xương, các sụn đệm ở các khớp được gọi là sụn trong (giống như thủy tinh) vì tiết diện mỏng làm sụn trông rất mờ, thậm chí trong suốt…Lớp sụn chắc chắn này giúp khớp di chuyển dễ dàng và đóng vai trò đệm, giúp giảm va chạm giữa các đầu xương.

Trong viêm xương khớp, sụn này có thể bị tổn hại và mòn đi, dẫn cứng khớp và gây đau. Viêm xương khớp còn được gọi là hiện tượng ‘mòn và rách’ sụn khớp. Viêm xương khớp gặp ở người già có khớp đang bị mòn đi, thường xảy ra ở người trên 65 tuổi. Tuy nhiên viêm xương khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ảnh hưởng rõ rệt đến bạn từ khoảng tuổi 45.

Khi viêm xương khớp bắt đầu nặng hơn, xương có thể bị gãy, bị gai xương, và các mảnh xương và sụn có thể rớt ra và lơ lửng trong khớp. Trong viêm xương khớp giai đoạn nặng, khi sụn trong khớp của bạn bị mòn, các xương liên kết có thể bắt đầu chà xát với nhau, dẫn đến tổn thương khớp nhiều hơn. Việc di chuyển khớp lúc này có thể trở nên rất khó chịu và đau đớn, gây ảnh hưởng cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng viêm xương khớp như thế nào?

Các triệu chứng thường gặp nhất của viêm xương khớp bao gồm:
-Đau nhức và cứng các khớp
-Khớp to hơn và có nhiều ‘nốt nhỏ’
-Cảm giác nứt hoặc kêu kèn kẹt khi người bệnh di chuyển khớp
-Hạn chế khả năng di chuyển khớp
-Yếu và teo cơ xung quanh vùng xương khớp bị đau
-Các gai xương có thể hình thành khi xương chà xát nhau

Nếu bạn bị viêm xương khớp ở khớp đầu gối, bạn có thể thấy rằng khó duỗi thẳng chân. Thông thường cả hai đầu gối sẽ bị ảnh hưởng bởi viêm xương khớp trừ khi viêm xương khớp do chấn thương mà chỉ ảnh hưởng một đầu gối.

Nếu bị viêm xương khớp ở bàn tay, có thể làm khớp ngón tay bị cứng, đau, sưng, đau nhức và đỏ ảnh hưởng đến những việc như đánh máy hoặc chơi piano… Viêm xương khớp thường ảnh hưởng đến phần dưới ngón cái và khớp ngón giữa.

Viêm xương khớp có nguy hiểm không?

Viêm xương khớp là tình trạng mãn tính, không có biện pháp điều trị dứt điểm. Theo thời gian, các triệu chứng viêm xương khớp đưa đấn thoái hóa khớp

-Đau và cứng khớp:

Đau đớn mãn tính là biến chứng phổ biến nhất của tình trạng viêm xương khớp, đau có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Cơn đau thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn vào buổi sáng và giảm bớt sau khi người bệnh vận động.

-Ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường:

Tình trạng thoái hóa khớp có thể gây cứng khớp, yếu cơ và đau đớn dữ dội, ảnh hưởng đến một số hoạt động như cầm nắm các vật dụng trọng nhà, cúi xuống, đi lên hoặc xuống cầu thang.

-Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác:

Do ít vận động do đau khớp có thể làm tăng nguy cơ tăng cân, huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường và cholesterol cao.

-Ảnh hưởng đến giấc ngủ:

Đau khớp có thể gây khó ngủ hoặc khiến người bệnh thức dậy vào ban đêm,  có thể tăng nguy cơ lo lắng mãn tính, bệnh trầm cảm và khiến các triệu chứng viêm khớp nghiêm trọng hơn.

Chẩn đoán viêm xương khớp

Quá trình chẩn đoán bệnh bao gồm

1. Khai thác tiền sử bệnh

Thời điểm gây đau khớp, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và những hoạt động có thể khiến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Hỏi  kiểm tra tiền sử bệnh lý gia đình và lối sống hàng ngày để có chẩn đoán chính xác nhất.

2. Khám thực thể

Dấu hiệu thực thể của bệnh viêm xương khớp như sưng, đau, nóng, đỏ

Đánh giá phạm vi chuyển động, sức mạnh và chức năng của khớp để xác định tình trạng viêm khớp.

3. Kiểm tra hình ảnh

Chụp X – quang: Xác định các khoảng trống giữa các khớp để xem sụn có bị tổn thương hay không. Ngoài ra X – quang cũng có thể xác định các gai xương được hình thành.

Chụp cộng hưởng từ MRI: MRI có thể giúp quan sát các mô mềm, như sụn, dây chằng, gân, cơ và xương. MRI thường được chỉ định để đánh giá các mô mềm của khớp.
Siêu âm: đánh giá cấu trúc các mô mềm quanh khớp bị ảnh hưởng, chẳng hạn như gân hoặc các sụn. Siêu âm có thể xác định sự gia tăng bất thường của các chất lỏng ở khớp.

4. Xét nghiệm

Xét nghiệm máu: thường được sử dụng để loại trừ một số nguyên nhân gây đau khớp khác, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.
Phân tích dịch khớp: dùng kim để hút dịch từ khớp bị ảnh hưởng. Sau đó chất lỏng sẽ được kiểm tra ở phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân của các cơn đau, chẳng hạn như bệnh gout hoặc nhiễm trùng.

Điều trị viêm xương khớp

Viêm xương khớp không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, đặc biệt là can thiệp sớm trong giai đoạn đầu của bệnh.

1. Vật lý trị liệu

Tập luyện các bài tập có mục tiêu duy trì khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày, chẳng hạn như đi bộ, tắm, mặc quần áo, nấu ăn hoặc lên xuống cầu thang.

Cải thiện dáng đi:

Nhà vật lý trị liệu có thể đánh giá bước đi của người bệnh và xác định các vấn đề cơ sinh học có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp. Từ đó đề nghị thay đổi thói quen, dáng đi của người bệnh để ngăn ngừa các vấn đề liên quan trong tương lai.

Liệu pháp nghề nghiệp:

Thay đổi công việc thích hợp hơn để cải thiện các triệu chứng viêm khớp. Nếu không thể thay đổi công việc, có thể hướng dẫn người bệnh các tư thế hoạt động an toàn.

Vật lý trị liệu dưới nước:

Người bệnh có thể thường xuyên bơi lội để tăng cường sức mạnh xương khớp và ngăn ngừa các vấn đề viêm xương khớp trong tương lai.

2. Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc điều trị viêm xương khớp thường nhằm mục đích giảm đau và giảm viêm, giúp cải thiện các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, chẳng hạn như:

-NSAID đường uống: Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể hỗ trợ giảm đau và viêm khớp chẳng hạn Ibuprofen… Cần sử dụng thận trọng để tránh các ảnh hưởng đến dạ dày, và chức năng gan thận.
-Thuốc giảm đau tại chỗ: có dạng kem hoặc dầu xoa bóp thường có chứa salicylat để cải thiện các cơn đau âm ỉ. Mặc dù thuốc thoa ngoài da thường ít gây tác dụng phụ, tuy nhiên người bệnh không nên sử dụng thuốc quá thường xuyên.
-Thuốc giảm đau opioid: được sử dụng cho các cơn đau nghiêm trọng và không đáp ứng các loại thuốc khác. Thuốc Opioid giảm đau nhưng không giảm viêm và có thể gây nghiện, do đó người bệnh chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

3. Phẫu thuật và các thủ tục xâm lấn

-Tiêm thuốc corticosteroid có tác dụng giảm đau ở khớp bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể cần tiêm thuốc nhiều lần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng bệnh.
-Tiêm axit hyaluronic: hỗ trợ giảm đau bằng cách cung cấp chất bôi trơn hỗ trợ đầu gối và giúp đầu gối hoạt động linh hoạt hơn.

Phẫu thuật được đề nghị khi các biện pháp nội khoa không mang lại hiệu quả điều trị.
-Phẫu thuật cắt xương: khi viêm xương khớp gây tổn thương một đầu xương nhiều hơn phần còn lại, có thể phẫu thuật cắt xương và thêm vào sụn chêm để hỗ trợ đầu gối. Điều này hạn chế các áp lực lên khớp và hạn chế các tổn thương.
-Phẫu thuật thay khớp: khớp bị tổn thương, hư hỏng nghiêm trọng sẽ thay thế bằng khớp nhân tạo. Các rủi ro khi phẫu thuật thường bao gồm nhiễm trùng và hình thành cục máu đông. Ngoài ra các khớp nhân tạo cũng có thể bị mài mòn theo thời gian hoặc lệch khớp và đôi khi phải cần thay thế nếu cần thiết.

4. Liệu pháp điều trị bổ sung

-Chườm ấm có thể cải thiện tình trạng cứng khớp và giúp người bệnh hoạt động dễ dàng hơn.
-Chườm lạnh có thể hỗ trợ giảm sưng và giảm đau.
-Tập luyện yoga, thái cực quyền có thể giúp giảm các cơn đau do viêm khớp gây ra.
-Massage có thể giúp giảm đau viêm xương khớp, do cải thiện lưu thông máu và giảm căng thẳng cơ bắp.
-Châm cứu có thể hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp và cải thiện các cơn đau mãn tính khác, châm cứu tương đối an toàn và mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau.
-Sử dụng các chất bổ sung như Glucosamine hoặc axit béo Omega 3 có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề viêm khớp. Các chất bổ sung này thường an toàn, ít gây ra tác dụng phụ như viên uống NEOCARTI

viem-xuong-khop-4

 

5. Chế độ ăn uống điều trị viêm xương khớp

Người bệnh nên cân nhắc chế độ ăn uống chống viêm, đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết có thể tác động tích cực đến các vấn đề xương khớp. Người bệnh nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.

Xem thêm Bệnh viêm khớp không nên ăn gì 

Phòng ngừa viêm xương khớp

-Nếu người bệnh là vận động viên hoặc người thường xuyên tập thể dục, hãy đảm bảo sử dụng giày phù hợp và các dụng cụ hạn chế áp lực lên cơ thể để tránh các rủi ro viêm khớp.
-Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao và giới tính.
-Chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp.
-Nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp cơ thể có thời phục hồi và ngăn ngừa các chấn thương hiệu quả.
-Duy trì tư thế tốt và tránh giữ một tư thế quá lâu. Nếu ngồi làm việc, hãy đảm bảo vận động 5 phút sau mỗi giờ.
Tóm lại viêm xương khớp là một bệnh lý mãn tính, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp xử lý, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng liên quan. Trao đổi với bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng viêm xương khớp hoặc nếu các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc gọi cho chúng tôi 02839492358 để tư vấn về sản phẩm hỗ trợ viêm xương khớp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *