Ai cũng biết đến giá trị dinh dưỡng của đậu nành, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu hết công dụng của đâu nành đặc biệt là giá trị phòng chống bệnh tật tuyệt vời của nó.
Công dụng của đậu nành giúp phòng chống bệnh tật
Đậu nành còn có tên gọi khác là đậu tương. Từ cổ xưa, đậu nành được dùng làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, nhưng gần đây các nhà khoa học trên thế giới phát hiện ra nhiều tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của nó như sau:
1. Ngừa ung thư vú.
Một cuộc khảo sát của các nhà khoa học thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) cho thấy bổ sung đậu nành ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú, đây là phát hiện tuyệt vời về công dụng của đậu nành. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, phụ nữ có nguy cơ cao hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú nếu dùng đậu nành mỗi ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích cho họ.
2. Công dụng của đậu nành trên tim mạch
Theo một nghiên cứu, bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL (low densitylipoprotein) trong cơ thể, giảm lượng chất béo bão hòa từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học kết luận: Đậu nành và các chất chiết xuất từ đậu nành có tác dụng giảm huyết áp tâm trương, giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-cholesterol, ngăn chặn sự tiến triển của các mãng xơ vữa động mạch, cải thiện tính đàn hồi của thành động mạch. Do đó, ở Mỹ, cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) từ năm 1999 đã cho phép dùng đậu nành để làm giảm nguy cơ động mạch vành.
3. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định sản phẩm từ đậu nành rất giàu dinh dưỡng và ăn khẩu phần đậu nành mỗi ngày giúp bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Ngòai ra đậu nành cung cấp nhiều chất quan trọng như kali, ma-giê, chất xơ, chất chống ô-xy hóa phòng chống lão hóa và ung thư,
4. Điều trị rối lọan tiền mãn kinh
Gần đây, các nhà khoa học phát hiện thấy trong hạt đậu nành có thành phần Isoflavone còn gọi là estrogen thực vật (phytoestrogen), góp phần làm cân bằng hormon ở phụ nữ mãn kinh, cải thiện rõ rệt các triệu chứng của tuổi mãn kinh như: bốc hỏa, đổ mồ hôi, mất ngủ, trầm cảm, lão hóa da, rụng tóc, lõang xương, giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức…
Triệu chứng rối lọan tiền mãn kinh khởi đầu 3-5 năm trước khi mãn kinh thực sự, các rối lọan này tiếp tục tăng vào tuổi mãn kinh và sau đó, chỉ ngưng khi cơ thể thích nghi với sự cân bằng hormon mới.
Liệu pháp thay thế hormon có hiệu quà nhưng cũng có nhiều tai biến (rối loạn nội tiết, ung thư…) nên các bác sĩ khuyên không nên kéo dài quá 5 năm. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy các chủng tộc Châu Á dùng nhiều đậu nành với nhiều cách chế biến khác nhau, có lẽ vì vậy họ ít phàn nàn về các rối loạn của mãn kinh so với các nước phương Tây?
5. Công dụng của đậu nành lên chuyển hoá xương
Isoflarm của đậu nành làm tăng mật độ khoáng tại các đốt sống gấp 1,2 đến 1,4 lần so sánh với nhóm phụ nữ dùng thức ăn ít có đậu nành. Công dụng của đậu nành là làm giảm nguy cơ loãng xương do ức chế hoạt tính của hủy cốt bào, nên có tác dụng chống hủy xương, làm giảm hiện tượng lõang xương.
6. Tác dụng trên các khối u phụ thuộc vào hormon
Genistein trong đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách làm giảm sự tổn thương tế bào, Theo thống kê cho thấy một số loại khối u phụ thuộc vào hormon như u nội mạc tử cung, u vú, u buồng trứng…có tỷ lệ rất thấp ớ phụ nữ có chế độ ăn giàu đậu nành. Kết quả nghiên cứu về thực nghiệm và lâm sàng cho thấy SI (isoflarm ở đậu nành) có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư ở tử cung, vú và buồng trứng, các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này vẫn đang được tiếp tục.
Chất Daidzein trong Protein đậu nành, nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch giúp phá hủy những chất có hại cho cơ thể, từ đó có tác động lên việc giảm nguy cơ bị ung thư.
7. Xương khớp
Qua nghiên cứu lâm sàng, người ta nhận thấy rằng phụ nữ dùng nhiều đạm động vật sẽ gây mất Calcium qua nước tiểu, do đó sẽ có nguy cơ gãy xương nhiều hơn là những phụ nữ dùng Protein thực vật như protein từ đậu nành. Nghiên cứu cho thấy rằng Isoflavones (là một lọai protein của đậu nành) có tác động tốt lên mật độ khoáng trong xương ở những phụ nữ mãn kinh không dùng liệu pháp Estrogen thay thế.
Đậu nành dùng trong dinh dưỡng
Trong dinh dưỡng người ta thường trộn bột đậu nành với bột ngũ cốc để dùng làm thức ăn cho trẻ em, người bệnh do có thành phần dinh dưỡng cao.
Physoestrogen của đậu nành được xếp vào loại “chất bổ dinh dưỡng”, không cần đơn kê của thầy thuốc do độ an toàn cao lại dễ sử dụng.
Chính vì công dụng của đậu nành rất có lợi cho sức khỏe nên hiện nay một số thuốc và thực phẩm chức năng đã dùng mầm đậu nành làm thành phần để có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trong đó có viên uống tăng cường sinh lý nữ BOSSLADY.
Để hiểu rõ hơn về công dụng của đậu nành trong sản phẩm này, hãy gọi ngay cho chúng tôi (028)39492358 để được tư vấn cụ thể nhé.
Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ thêm về công dụng của đậu nành.